Nhận biết cây Xuyên tâm liên, cách trồng cây Xuyên tâm liên, thành phần hoá học

Vị thuốc Xuyên tâm liên

0
Xuyên tâm liên, còn có tên là công cộng, nguyễn cộng, hùng bút, cây lá đắng, cỏ đắng, lam khái liên, lãm hạch liên, khổ đảm thảo, nhất kiến hỷ, kim hương thảo, kim nhĩ câu, Ấn Độ thảo… Chiretta, Green Chiretta, Creat, Kariyat, King of bitters sinta, Halviva, Roi des armers (Pháp)…, tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.

1. Mô tả cách nhận biết cây xuyên tâm liên

  • Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,40 – 1m. Thân vuông, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, đài 3-10 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm thưa; hoa màu trắng, điểm những đốm hồng tím, đài có 5 răng nhỏ, đều, có lông; tràng hợp ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông, phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài, môi dưới xẻ 3 thùy rộng, đầu nhọn; nhị 2, đính ở họng tràng; bầu 2 ô.
  • Quả nang, hẹp, thuôn dài khoảng 1,5 cm, hơi có lông mịn; hạt hình tròn.
  • Mùa hoa: tháng 9 – 12; mùa quả: tháng 1-2.

2. Cây xuyên tâm liên Phân bố, sinh thái

Chi Andrographis Wall. có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 2 loài, trong đó có cây xuyên tâm liên. Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonexia, Australia và Trung Quốc. Cây cũng được nhập sang tận vùng Trung Mỹ. Ở các nước châu Á, xuyên tâm liên chủ yếu được trồng, đồng thời cũng thấy mọc trong trạng thái tự nhiên. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nơi trồng nhiều xuyên tâm liên nhất trong toàn khu vực. Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam; sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Xuyên tâm liên mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa xuân – hè. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ đần và rụng sớm. Quả xuyên tâm liên lúc già tự mở cho hạt thoát ra ngoài. Xuyên tâm liên là cây ưa sáng, hoặc có thể bị che bóng một phần trong ngày. Cây ưa mọc trên đất ẩm, khi mưa không bị đọng nước. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 22 – 26°C; lượng mưa 1500 – 2500 mm/năm. Hoa xuyên tâm liên nở từ các cành phía dưới trước, sau dần lên các cành ở ngọn. Ngược lại, khi cây vàng úa và tàn lụi lại bắt đầu từ các cành ở ngọn trước. Hạt xuyên tâm liên có tỷ lệ nảy mầm khá cao (khoảng 70 – 80%). Thời gian nảy mầm thường sau 7 ngày kể từ ngày gieo. Chú ý khi thu quả để lấy hạt giống cần tiến hành khi cây bắt đầu vàng úa (lá chuyển sang màu đỏ – vàng); nếu thu hái chậm, quả khô để tách ra rơi mất hạt.

3. Cách trồng cây xuyên tâm liên

  • Xuyên tâm liên ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, hè, mùa đông cây tàn lụi, được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc.
  • Cây được nhân giống bằng hạt. Quả xuyên tâm liên chín rải rác. Bắt đầu từ tháng 9-10, khi quả vàng cần thu về (để quá già, vỏ quả bị tách ra, hạt rụng), phơi khô, đập lấy hạt, bảo quản đến tháng 2-3 năm sau đem gieo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm. Hạt mọc sau 7-10 ngày.
  • Xuyên tâm liên ưa đất nhẹ, cát pha, thoát nước, không chịu úng. Đất cần cày bừa, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 0,9 – 1 m, mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng hoai rồi trồng với khoảng cách 20 x 30 cm hoặc 30 x 30 cm. Trồng lấy hạt nên trồng thưa hơn, khoảng 30 x 40 cm đến 40 x 40 cm.
  • Thời gian đầu, cần tưới đủ ẩm, làm cỏ, xới xáo, vun gốc thường xuyên. Mỗi tháng, bón thúc 80 – 100 kg đạm cho 1 ha. Nếu có điều kiện, nên dùng nước phân, nước giải pha loãng tưới thay đạm.
  • Cây có thể bị một số sâu thông thường hại lá. Cần chú ý phòng trị kịp thời.
  • Lá thu lúc cây bắt đầu ra nụ, toàn cây thu lúc cây bắt đầu nở hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi hay sấy nhẹ đến khô để dùng dần.

4. Dùng Bộ phận nào của cây xuyên tâm liên

Phần trên mặt đất loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái thành từng đoạn, rồi phơi hay sấy khô.

5. Thành phần hóa học của cây xuyên tâm liên

  • Xuyên tâm liên chứa 2 nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và flavonoid.
 
  • Có diterpen lacton là andrographolid, deoxyandrographolid, neoandrographolid, homoandrographolid, 14 – deoxy – 11 oxoandrographolid, 14 – deoxy – 11 – 12 – didehydro – andrographolid, andrographosid, 14 deoxyandrographosid, deoxyandrographolid – 19 – p – D – glucosid, 14 – deoxy – 12 methoxyandrographolid, andrograpanin, andropanosid, ent – 14p – hyđroxy – 8 (17), 12 – labadien -15, 16 – olid – 3 p, 19 – oxyd.
 
  • Hàm lượng andrographolid ở lá là 2,6%, ở thân là 0,1 – 0,4%. Lá chứa hơn 2% andrographolid trước khi cây ra hoa, sau đó chỉ còn dưới 0,5%.
 
  • Theo quy định của Dược điển Trung Quốc 1997 (bản in tiếng Anh) xuyên tâm liên chứa không được dưới 0,4% dehydroandrographolid.
 
  • Xuyên tâm liên còn có andrographisid, deoxyandrographisid, 14 – deoxy – 11, 12 – dihydroandrographisid, 6′ – acetyl neoandrographolid.
 
  • Một dẫn chất của andrographolid tan trong nước là sản phẩm cộng với Na bisulflt có được dùng làm thuốc hạ sốt.
 
  • Các flavonoid là 7 – o – methyhvogonin, wogonin, oroxylin A, apigenin – 7, 4′ – dimethyl ether, andrographin, paniculin, mono – o – methvhvithin.
 
  • Rễ có một fiavanon glvcosid là andrographidin, nhiều isoflavone glycosid là các andrographidin B, C, D, E và F. Rễ còn có 2’, 5 – dihydroxy – 7, 8 – dunethoxyisislavon – 2′ – o – p – D – glucosid và 3Ị3 – hyđroxy – 5 – stigmasta – 9 (11), 22 (2P) – đien (CA. 124: 312. 288x).
 
  • Ngoài ra, xuyên tâm liên còn có các chất khác là andrographan, anđrographon, andrographosterin, panicolid, p – sitosterol – D – glucosid, a – sitosterol, acid cafeic, carvacrol, eugenol, acid myristic, hentriacontan, tritriacontan.
Bằng nuôi cấy mô, từ trụ dưới lá mầm và thân, người ta thu được các paniculid A, B, C. Hai polysaccharid acid PA và PB được phân lập từ pectin của xuyên tâm liên. PA chứa galactose, arabinose, và rhamnose. Thủy phân từng phần PA thì được P-(1->3)‘P-D – galactan. PB chứa galactose, arabinose và rhamnose theo tỉ lệ: 3,4: 1,7: 1. Thủy phân từng phần PB thì được a – (1 —» 4) – D – galacturonan. Nguyễn Viết Tựu và cs (1984) đã chiết xuất được hỗn hợp glycosid lacton toàn phần 4 – 6% từ lá và 1 % từ thân cây xuyên tâm liên trồng ở thành phố Hồ Chí Minh và đã phân lập được từ hỗn hợp này 3 chất trong đó nhận dạng một chất là andrographolid và 2 chất mang tính chất sơ bộ là neoandrographolid và deoxvanddrographolid. Vũ Ngọc Lộ và cs (1984) nhận thấy trên thí nghiệm đồng ruộng với 3 công thức: nitơ, phosphor và phosphor + nitơ, xuyên tâm liên cho tỉ lệ hoạt chất (andrographolid toàn phần) và năng suất cây xanh cao, trong đó công thức nitơ + phosphor cho năng suất cao hơn cả (4,3 tấn dược liệu/ ha).  

Cách bào chế cây xuyên tâm liên, cách dùng cây xuyên tâm liên

Dược liệu truyền thống của y học Việt Nam được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc điều trị COVID-19.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây